XÉT NGHIỆM SÀNG LỌC HIV CHO MẸ DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM CHO CON

XÉT NGHIỆM SÀNG LỌC HIV CHO MẸ DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM CHO CON

Theo thống kê thì cứ khoảng 100 bà mẹ mang thai nhiễm HIV thì sẽ có 30 đứa trẻ sinh ra cũng bị lây truyền HIV từ mẹ. Tuy nhiên, con số này sẽ giảm đi đáng kể nếu biết cách điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

Với chủ đề “Hướng tới loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con vào năm 2030” Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con diễn ra từ ngày 1/6 – 30/6/2024.

Cơ chế lây truyền HIV từ mẹ sang con qua 3 con đường chính:
– Lây truyền trong thai kỳ: Virus HIV có trong máu của phụ nữ mang thai chuyển sang máu của thai nhi thông qua dây rốn. Trong trường hợp này, virus HIV có thể đi từ máu mẹ qua máu thai nhi, gây nhiễm trùng HIV trong thai kỳ.

– Lây truyền trong quá trình sinh: Sự tiếp xúc giữa máu, dịch âm đạo,.. nhiễm HIV của mẹ tiếp xúc với màng nhầy của mắt, mũi, miệng hoặc vùng da mỏng của thai nhi trong quá trình sinh cũng có thể làm lây truyền HIV từ mẹ sang con.

– Lây truyền qua việc cho con bú: Nếu mẹ nhiễm HIV cho con bú không được điều trị hoặc tuân thủ không đầy đủ thuốc kháng virus (ARV), virus HIV có thể lây truyền qua sữa mẹ.

Trẻ bị nhiễm HIV từ mẹ sẽ mang theo căn bệnh này suốt đời và đối diện với nguy cơ cao phát triển thành AIDS. Vì vậy, dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con sẽ giúp bảo vệ sức khoẻ của trẻ bằng cách giảm nguy cơ lây nhiễm HIV từ mẹ. Điều nay mang lại cơ hội cho trẻ em được sống khoẻ mạnh và phát triển bình thường.

Để bảo vệ sức khỏe cho thai nhi và có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn thì thai phụ nên tiến hành xét nghiệm sàng lọc HIV trước khi mang thai hoặc ngay khi biết mình mang thai. Xét nghiệm và chẩn đoán sớm sẽ giúp có được phác đồ điều trị kịp thời và giảm mức độ nặng của bệnh cũng như dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con hiệu quả hơn.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *